Chia sẻ


Mẹo giúp lái xe ô tô an toàn và tiết kiệm xăng tối đa

1. Lốp phải luôn căng hơi
Giữ cho lốp xe trong tình trạng đủ hơi là một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời để đảm bảo an toàn cho người lái xe. 
Trước khi cho xe lăn bánh trên đường. Nếu có hiện tượng yếu hơi thì phải bơm ngay không nên chần chừ. Lốp no hơi sẽ vừa giúp cho xe chạy êm ái lại vừa vận hành tối ưu.
2. Lái ở tốc độ vừa phải
Tạo thói quen giữ đều chân ga, đảm bảo cho xe chạy tốc độ ổn định, không quá nhanh, không quá chậm nhằm dễ dàng kiểm soát tốc độ mà còn giúp xe “ăn” xăng ít hơn (thói quen này có thể giúp tiết kiệm 33% nhiên liệu khi lái xe trên đường trường, và 5% khi lái trong thành phố). Với điều kiện đường sá như ở Việt Nam, tốc độ lý tưởng nhất khi đi trên đường trường là 70 – 80 km/h. Còn với đường đồi núi, áp dụng “mẹo” giữ đều chân ga và tận dụng đà quán tính khi xe đổ đèo, giúp xe không bị “đuối sức” khi lên dốc mà vẫn “ăn” xăng ở mức thấp nhất.
3. Hạn chế sử dụng điều hòa
Nếu như thời tiết dễ chịu, người sử dụng nên tắt điều hòa. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được năng lượng cho xe. Điều hoà không khí có thể tiêu tốn 10% nhiên liệu. Tuy nhiên, ở tốc độ trên 80km/h sử dụng điều hoà không khí tốt hơn cho việc mở một cửa sô.
4. Tắt động cơ khi không sử dụng
Nên tập thói quen tắt máy khi dừng đỗ xe trên 30 giây, bởi khi động cơ chạy không tải quá lâu sẽ lãng phí nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Lượng nhiên liệu tiêu thụ khi máy nổ không tải trong hơn 2 phút có thể giúp xe đi được thêm 1 km với tốc độ 50 km/h. Ngoài ra, nên chọn chỗ đỗ xe râm mát để giúp xe bạn không “bốc hỏa” để tránh tiêu tốn nhiên liệu cho hệ thống điều hòa
5. Sử dụng chế độ cruise control
Đây là một hệ thống kiểm soát vận tốc tự động. Ví dụ, khi cài đặt ở tốc độ 112km/h trên đường cao tốc, máy tính sẽ tính toán và điều chỉnh van tiết lưu để duy trì tốc độ ấy, giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Hiệu quả hơn nữa là hệ thống Adaptive Cruise, sử dụng ra-đa để giữ khoảng cách với xe đằng sau và đằng trước.
6. Làm sạch bộ lọc không khí thường xuyên
Tình trạng bộ lọc không khí trong xe bị nghẽn sẽ gây tốn nhiên liệu. Theo tính toán của chuyên gia, nếu bộ lọc bị tắc làm tốn 10% nhiên liệu. Bộ lọc khí rất dễ tháo rời. Hãy vệ sinh và phơi dưới ánh nắng mặt trời, nếu không thấy ánh sáng xuyên qua nó thì có nghĩa là cần phải thay bộ lọc mới. Nếu bộ lọc bị nghẽn nhiều lần nên thay bộ lọc mới để đảm bảo cho quá trình lọc không khí được thông suốt và tiết kiệm nhiên liệu.
7. Nhấn ga từ từ
Không “phóng nhanh, phanh gấp”, bởi thói quen này không chỉ khiến xe “ăn” xăng nhiều hơn mà còn gây hỏng hóc, giảm tuổi thọ động cơ. Những cú phanh gấp, khiến hệ thống phanh, lốp xe phải hoạt động “quá sức” không chỉ làm xe “ăn” xăng hơn, giảm tuổi thọ, mà còn làm bạn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn khi lái xe. Vì thế, bạn cần tập trung quan sát, sớm phán đoán tình huống, duy trì khoảng cách an toàn với những xe khác để bạn hạn chế tối đa những cú phanh gấp. Với mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn là 30 m khi xe ở tốc độ 60 km/h, 50m khi đi ở tốc độ 80 km/h, 70 m ở tốc độ đến 100 km/h và 90m cho tốc độ đến 120 km/h.
.8. Xây dựng lịch trình trước
Trước khi bắt đầu đi đâu, lái xe nên tính toán trước lịch trình sẽ đi, thời gian đi để tránh tình trạng lòng vòng, nhầm đường hay lạc đường gây ra nhiều điều phiền toái hoặc tốn nhiên liệu.
9. Không mang quá nhiều đồ đạc
Nếu không cần thiết trong hành trình không nên mang nhiều đồ đạc, chỉ mang theo những thứ cần thiết. Những thứ không cần thiết không nên đưa lên xe. Bởi vì, cứ 50 kg hành lý sẽ tiêu tốn thêm 2% nhiên liệu và gây lãng phí nhiên liệu một cách không cần thiêt.
10. Đổ xăng lúc nào?
Mua xăng vào sáng sớm hoặc chiều tối, đây là thời điểm xăng đặc nhất. Không nên đổ quá đầy làm cho xăng bị rò ra ngoài gây nguy hiểm.


Cách tự chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

Việc tự làm một số thao tác đơn giản đúng cách,bảo dưỡng ôtô hợp lý và kịp thời  sẽ giúp cho chiếc xe hoạt động tốt, bền bỉ và an toàn hơn. đồng thời giúp chủ xe không phải tốn những khoản tiền lớn cho việc sửa chữa, đại tu...
Các bộ phận cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên, định kỳ cho xe ô tô tránh những hư hao không cần thiết:

1 Kiểm tra mức dầu máy & chất lượng dầu thường xuyên
Kiểm tra dầu hộp số trong lúc xe đang nổ máy và để cần gạt ở số P (Park = Ðậu Xe.) Nếu thấy mực dầu thấp mức dầu thấp hơn mức bình thường, thì đổ thêm loại dầu hộp số tự động thích hợp
Hầu hết các xe ô tô thường được khuyên thay dầu mỗi chặng 9.000 km, trong khi những xe đời mới hơn có thể có quãng đường dài hơn, từ 12.000 -16.000 km. Nên nhớ dầu là huyết mạch động cơ xe hơi của bạn, giúp các chức năng của động cơ hoạt động tốt nhất, bền nhất. Vì thế không bao giờ được quên việc thay dầu, bởi hậu quả sẽ là khôn lường.

2 Thay Nhớt và Bộ Lọc Nhớt (Oil and Filter)
Trong động cơ diễn ra hàng nghìn cơ cấu chuyển động trên phút khi vận hành, tất cả đều phụ thuộc một phần vào lượng dầu nhớt bôi trơn linh kiện đồng bộ. Cách kiểm tra sau đây giúp bạn xác định đúng thời điểm cần thiết thay dầu, nâng cao độ bền động cơ.
Ðây là công tác quan trọng và phổ thông nhất. Kiểm tra nhớt mỗi lần đi đổ xăng. Ðể bảo đảm tuổi thọ tối đa của máy, thay nhớt cứ mỗi 3 tháng một lần, hoặc mỗi 4,000 - 6,000 km, 
Tác dụng của việc thay nhớt máy sẽ bị giảm đi nếu như lọc nhớt vẫn còn dơ. Và cũng không có phương pháp gì để kiểm tra lọc nhớt có bị tắt hay không? Do đó phải định kỳ thay lọc nhớt. Chúng ta nên thay lọc nhớt sau hai lần thay nhớt động cơ .
những hãng xe hơi có tiếng như Ford và Toyota hiện nay chỉ định gấp đôi thông số này nếu bạn sử dụng các mẫu xe đời mới 

3 Kiểm tra mức nước làm mát, rửa kính
Mở nắp hộp đựng nước làm mát ở bình chứa (reservoir) ra, kiểm tra xem mực nước trong bình đang ở mức nào, FULL hay LOW. Nếu nước làm mát bị thiếu sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải nhiệt, do đó nhất định phải bổ sung thêm lượng phù hợp
Ðừng bao giờ mở nắp bình khi vừa đậu xe lại, máy còn nóng. Nếu nước thấp, hãy pha dung dịch theo công thức 50% nước màu (antifreeze) thích hợp và 50% nước cất (distilled water). Thay nước và súc bình mỗi năm một lần.
Kiểm tra mức nước rửa kính & bổ xung nếu thấy cần thiết


4 Đảo lốp xe:
Việc làm đơn giản này sẽ giúp kéo dài “cuộc sống” của ta-lông lốp. Bạn nên đảo lốp khi xe đi được 10.000 đến 12.000 km. Bạn cũng có thể tìm trong sách hướng dẫn để xác định khoảng thời gian chính xác. Nhưng tốt nhất là nên đảo lốp sau mỗi lần thay dầu.

5 Thay lọc gió:
Lọc gió ngăn không cho bụi hay các tạp chất khác vào khoang đốt của xy-lanh gây lãng phí xăng và làm yếu động cơ. Tổ chức Car Care Council khẳng định rằng việc thay một bộ lọc được bịt kín sẽ có thể nâng tổng số dặm đường đi được thêm 10%.
Cách để kiểm tra độ bẩn thường dùng là đưa bộ lọc ra trước ánh sáng. Tuy nhiên, nhiều bộ lọc mới vẫn sáng dù bị bẩn, trong khi một số lại không hề sáng khi vẫn sạch. Do đó tốt nhất là bạn nên thay lọc gió 6 tháng một lần, có thể sớm hơn ở những vùng nhiều bụi bẩn.

Đây là những bước đơn giản và cần thiết bạn cần kiểm tra xe cua mình thường xuyên để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, bền bỉ. Ngoài ra bạn cần đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng thường xuyên để kiểm tra toàn bộ xe, các bộ phận mà mình khó có thể tự kiểm tra được để duy trì giá trị xe của bạn.



Kinh nghiệm khi đi thuê xe tự lái


Trong những dịp nghỉ lễ dài ngày, ngày nghỉ lễ tết, rất nhiều người ở thành phố đã thuê xe tự lái để về quê hay đi du lịch.
Nhu cầu thuê xe ôtô tự lái ngày một tăng vì những tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang lại, tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo một vài kinh nghiệm để tránh “tiền mất, tật mang”.

1.Xác định mục đích thuê
Trước khi thuê xe, nên chọn gói dịch vụ và loại xe phù hợp với mục đích sử dụng. Về mục đích, người thuê xe nên dự tính quãng đường đi bao xa, đường đi dễ hay khó, đi trong thời gian mấy ngày, đi bao nhiêu người?

Từ việc xác định được mục đích bạn sẽ chọn loại xe phù hợp, chọn gói dịch vụ thuê xe tính theo ngày hay km, nếu thuê theo ngày nhưng hạn chế km thì phải chú ý chủ xe sẽ tính 1km phụ trội giá bao nhiêu tiền, tránh bị hớ về sau.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thuê được xe trong thời gian mong muốn với giá hợp lý, bạn nên tham khảo nhiều địa điểm trước khi đưa ra quyết định và nên đặt cọc trước để chắc chắn có xe. Khi thỏa thuận đặt cọc, hãy thêm điều khoản đền bù cụ thể của nơi cho thuê xe trong trường hợp không giao xe đúng hẹn để bạn khỏi bị lỡ việc.

2.Gọi và đặt xe sớm
Kinh nghiệm giắt lưng đi thuê xe tự lái
Khi đã xác định được mục đích thuê xe, bạn hãy tìm một số địa chỉ cho thuê xe uy tín, nhấc điện thoại lên và tham khảo giá. Ở vào thời điểm, thường xuyên “cháy” xe cho thuê vào các kì nghỉ dài như dịp lễ,tết... bạn nên gọi và đặt thuê xe trước ngày sử dụng khoảng từ nửa tháng đến một tháng. Rất nhiều người vì chủ quan, nghĩ rằng lượng xe cho thuê nhiều nên đến cận ngày mới hỏi thuê thì đã không còn xe hoặc còn thì bị hét giá cao gấp rưỡi bình thường do nhu cầu thuê xe ngày càng tăng cao.
Gọi và đặt xe sớm là việc làm cần thiết nhưng lại rất ít người chú ý tới. Nếu làm được điều này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lên lịch trình cho kì nghỉ cũng như tiết kiệm được số tiền không nhỏ vì thời điểm đặt xe giá chưa bị đội lên cao.

3.Mang giấy tờ cần thiết khi thuê xe
Về thủ tục thuê xe, thông thường chủ cho thuê xe yêu cầu bạn phải có Giấy phép lái xe, Chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu, phương tiện thế chấp (xe máy chẳng hạn). Nếu không có một trong các loại giấy tờ trên bạn phải đảm bảo thanh toán cho chủ xe bằng tiền mặt qua giấy cam kết hoặc phương tiện thay thế như xe máy có giá trị quy ra mức tiền nhất định.

4.Kiểm tra giấy tờ xe
Điều dễ dàng nhất nhưng lại rất nhiều bỏ qua đó là kiểm tra về thời hạn lưu hành, giấy tờ xe. Trong trường hợp bị cảnh sát tuýt còi, nếu giấy tờ xe và thời hạn lưu hành xe đã hết, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối to. Với các loại xe đã hết hạn đăng kiểm, Cảnh sát giao thông sẽ phạt ở mức 2-3 triệu đồng cùng với 30 ngày giữ xe.

5.Kiểm tra bên ngoài
Lúc nhận xe, bạn nên kiểm tra xe thật kỹ vì điều này chưa bao giờ là thừa bởi nếu thiếu kinh nghiệm khách hàng sẽ phải chịu những khoản phí “trên trời rơi xuống”. Chẳng hạn, nếu chỉ kiểm tra tình trạng vỏ xe một cách qua loa, khi về có khả năng bạn sẽ phải chi tiền đền một vết xước bị bùn đất che lấp và có từ đời nào với giá không rẻ.
Do vậy, hãy chịu khó soi thật kỹ các vết xước, vành bánh, gương kính, đèn pha, hậu ... Bên cạnh đó, với một số mẫu xe bạn hãy để mắt đến cả lốp sơ cua và phụ tùng đi kèm như đồ nghề, kích…

6.Kiểm tra máy móc và số km
Công việc này khó khăn hơn, nhất là những người ít có kinh nghiệm, nên để tránh những sự cố và việc phải sửa chữa trên đường đi, người thuê có thể nhìn biển đăng ký để tránh thuê phải xe quá cũ.
Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra số km hiện tại, tình trạng xăng, tốt nhất là nên lái thử một đoạn để xem máy móc, tránh những sửa chữa không đáng có trên đường đi.

7.Thỏa thuận số km phụ trội
Không chỉ kiểm tra xe kỹ, bạn cũng nên xem xét các điều khoản thoả thuận và hỏi kỹ về gói dịch vụ: thời gian cho thuê, hạn chế bao nhiêu km/ngày (thường là hạn chế từ 200 đến 300 km/ngày) và giá tiền km phụ trội (dao động từ 2.500 đồng đến 3.500 đồng/km).
Trước khi nhận xe, lập biên bản để xác định tình trạng của xe một cách rõ ràng, cụ thể.

8.Trả xe
Khi trả xe, kiểm tra tình trạng xe, chốt số km cùng chủ xe. Trong trường hợp xe gặp tai nạn, sự cố phải đền, nên nhờ người có hiểu biết về xe tư vấn để tránh đôi co và có những đòi hỏi đền bù không thoả đáng.
Kinh nghiệm giắt lưng đi thuê xe tự lái